HIỂU VÀ ỨNG DỤNG LEAN SIX SIGMA THÔNG QUA CÁC DỰ ÁN CẢI TIẾN THỰC TIỄN TẠI CÁC DOANH NGHIỆP

Giá trị quyển sách này không chỉ khơi gợi cho doanh nghiệp và độc giả về lợi ích tiềm tàng từ ứng dụng Lean Six Sigma (LSS) mà còn giúp độc giả hiểu cũng như ứng dụng LSS thông qua các báo cáo dự án cải tiến thực tiễn tại các doanh nghiệp. Nhóm tác giả tập trung vào những khía cạnh thực hành và ứng dụng các phương pháp LSS hơn là lý thuyết thuần túy của các phương pháp nay. Bằng cách trình bày mô hình ứng dụng LSS đã được kiểm chứng trong thực tiễn, quyển sách này sẽ giúp doanh nghiệp hình thành nhận thức và định hướng triển khai LSS trong doanh nghiệp một cách hiệu quả.

Lời nói đầu

Lean Six Sigma (LSS) là một trong những phương pháp luận phổ biến nhất về cách thức triển khai và duy trì cải tiến hiệu quả vận hành trong quy trình của các doanh nghiệp sản xuất và dịch vụ. Đối với doanh nghiệp, công ty có thể tiết kiệm chi phí vận hành hàng triệu đô mỗi năm thông qua các dự án cải tiến LSS. Những công ty sản xuất hàng đầu đã và đang triển khai và phát triển đội ngũ chuyên nghiệp về LSS như Toyota, Nike, Adidas, On Semiconductor. Đối với chuyên gia, kỹ sư nói riêng và người lao động nói chung, cơ hội nghề nghiệp và mức lương trung bình ngành về LSS là rất hấp dẫn, với hàng triệu hồ sơ chuyên gia và thông tin việc làm về LSS trên các nền tảng tuyển dụng (ví dụ như LinkedIn).

Sức hấp dẫn của LSS luôn được duy trì theo thời gian. Trong đó, Lean là sản xuất tinh gọn với cái nôi từ hệ thống sản xuất Toyota (Toyota Production System) vào những năm 50; và Six Sigma là thống kê ứng dụng trong quản lý và cải tiến sản xuất cũng như chất lượng với nguồn gốc từ Motorola vào những năm 80. Ngày hôm nay, LSS chính là sự kết hợp giữa Lean và Six Sigma, mang đến một phương pháp luận hiệu quả và cải tiến liên tục (continuous improvement) thông qua loại bỏ lãng phí và tối thiểu hóa dao động trong quy trình sản xuất và dịch vụ.

Giá trị quyển sách này không chỉ khơi gợi cho doanh nghiệp và độc giả về lợi ích tiềm tàng từ ứng dụng LSS mà còn giúp độc giả hiểu cũng như ứng dụng LSS thông qua các báo cáo dự án cải tiến thực tiễn tại các doanh nghiệp. Nhóm tác giả tập trung vào những khía cạnh thực hành và ứng dụng các phương pháp LSS hơn là lý thuyết thuần túy của các phương pháp nay. Bằng cách trình bày mô hình ứng dụng LSS đã được kiểm chứng trong thực tiễn, quyển sách này sẽ giúp doanh nghiệp hình thành nhận thức và định hướng triển khai LSS trong doanh nghiệp một cách hiệu quả. Đối với chuyên gia và nhân viên kỹ thuật, quyển sách này giúp độc giả nâng cao trình độ chuyên môn thông qua các nội dung chính sau:

  • Hiểu rõ các khái niệm cơ bản và nâng cao trong LSS.
  • Cập nhật kiến thức về LSS trong thời đại công nghiệp 4.0.
  • Nắm vững các bước triển khai mô hình và xây dựng văn hóa LSS tại doanh nghiệp.
  • Ứng dụng phương pháp LSS theo chu trình DMAIC thông qua các dự án cải tiến thực tế.
  • Thực hành phân tích dữ liệu với phần mềm R (miễn phí).
  • Áp dụng các biểu mẫu LSS được thiết kế sẵn.
  • Tham khảo nhanh các phương pháp qua chỉ mục và bảng tóm tắt khoa học.
Hình Thức Đăng Ký
Chương Tiêu đề & Tóm tắt

Phần I

Lời nói đầu

  • Đối tượng người đọc
  • Lợi ích của sách
  • Bố cục sách
  • Tài liệu, biểu mẫu, mã R đính kèm
  • Ký hiệu được dùng
  • Lời cảm ơn

Phần II

Tổng quan về Lean Six Sigma (LSS)

Chương 1 - Lịch sử hình thành và phát triển

  • Sản Xuất Tinh Gọn (Lean)
  • Thống Kê Ứng Dụng (Six Sigma)
  • Lean Six Sigma với góc nhìn quốc tế
  • Lean Six Sigma với góc nhìn tại Việt Nam

Chương 2 - Ứng dụng Lean Six Sigma

  • Lĩnh vực sản xuất
  • Lĩnh vực dịch vụ
  • Lĩnh vực đặc thù khác
  • Những dự án phù hợp với LSS

Chương 3 - Lợi ích Lean Six Sigma

  • Đối với doanh nghiệp
  • Đối với cá nhân người học

Phần III

Thiết lập môi trường ứng dụng LSS

Chương 4 - Kiến thức nền tảng

  • Dạng dữ liệu
  • Thống kê cơ bản
  • Mô hình xác suất
  • Kỹ thuật lấy mẫu
  • Xác định kích thước mẫu
  • Thống kê và những điều lưu ý

Chương 5 - Thiết lập môi trường xử lý dữ liệu

  • R và tại sao sử dụng R
  • Vấn đề bản quyền và an toàn dữ liệu
  • Cài đặt R
  • Cách sử dụng R cơ bản
  • Giao diện thân thiện với BlueSky Statistics
  • Tài liệu tham khảo R

Phần IV

LSS và chu trình DMAIC

Chương 6 - Nguyên tắc LSS và chu trình DMAIC

  • Nguyên tắc Lean và Six Sigma
  • Triển khai dự án LSS với chu trình DMAIC
  • Phân loại dự án và thành quả cải tiến
  • Cấu trúc cấp bậc LSS theo DMAIC
  • Cấu trúc phương pháp LSS theo DMAIC

Phần V

Xác định vấn đề (Define)

Chương 7 - Các phương pháp xác định vấn đề

  • Xác định đặc tính quy trình quan trọng
  • Tiếng nói khách hàng
  • Phân tích nhu cầu những người liên quan
  • Phân khúc khách hàng
  • Biểu đồ cây và đặc tính chất lượng quan trọng
  • Mô hình Kano
  • Hiệu quả vận hành cơ sở
  • Xác định phạm vi và lựa chọn dự án
  • Biểu đồ SIPOC
  • Ma trận lợi ích và chi phí
  • Lên kế hoạch triển khai dự án
  • Lựa chọn thành viên tham gia dự án với ma trận RAIC
  • Biểu đồ Gantt
  • Bảng tóm tắt dự án

Phần VI

Đo lường vấn đề (Measure)

Chương 8 - Các phương pháp đo lường vấn đề

  • Kế hoạch thu thập dữ liệu
  • Kỹ thuật lấy mẫu
  • Xác định kích thước mẫu
  • Phân tích hệ thống đo lường (MSA)
    • Những khái niệm cơ bản
    • MSA cho dữ liệu định lượng
    • MSA cho dữ liệu định tính
  • Đo lường lãng phí với các phương pháp Lean
    • 7 loại lãng phí
    • Sơ đồ chuỗi giá trị
    • Lưu đồ hóa quy trình
    • Biểu đồ Spaghetti
  • Đo lường hiệu quả quy trình
    • Ước lượng tồn kho bán thành phẩm với Little’s Law
    • Hiệu suất thiết bị tổng thể
  • Đo lường đặc tính quy trình với thống kê cơ bản
    • Biểu đồ hộp
    • Biểu đồ histogram
    • Biểu đồ phân tán (scatter)
    • Biểu đồ Pareto
    • Biểu đồ Run
    • Phiếu kiểm tra
  • Ước lượng xác suất xảy ra cho đặc tính quy trình
  • Chuyển đổi dạng dữ liệu
  • Ước lượng khoảng cho đặc tính quy trình
    • Khoảng tin cậy cho giá trị trung bình
    • Khoảng tin cậy cho giá trị tỷ lệ
    • Khoảng tin cậy cho giá trị độ lệch chuẩn
    • Khoảng dự báo
    • Khoảng dung sai
  • Đo lường chất lượng cho đặc tính quy trình
    • Ước lượng cấp độ chất lượng sigma
    • Phân tích năng lực quy trình
    • Hàm tổn thất chất lượng Taguchi

Phần VII

Phân tích nguyên nhân gốc rễ (Analyze)

Chương 9 - Các phương pháp phân tích nguyên nhân gốc rễ

  • Phân tích nguyên nhân và rủi ro
    • Phân tích nguyên nhân tiềm tàng với biểu đồ xương cá
    • Phân tích nguyên nhân gốc rễ với 5 Whys
    • Phân tích sai hỏng và hậu quả
  • Phân tích yếu tố ảnh hưởng quan trọng
    • Biểu đồ dao động
    • Kiểm định yếu tố dưới dạng giá trị trung bình
    • Kiểm định yếu tố dưới dạng giá trị tỷ lệ
    • Kiểm định yếu tố dưới dạng giá trị độ lệch chuẩn
  • Phân tích và ước lượng yếu tố ảnh hưởng quan trọng
    • Hồi quy tuyến tính đơn biến
    • Hồi quy tuyến tính đa biến
    • Hồi quy tuyến tính logistics
    • Hồi quy tuyến tính hỗn hợp

Phần VIII

Cải tiến quy trình (Improve)

Chương 10 - Các phương pháp cải tiến quy trình

  • Sáng tạo giải pháp
  • Các kỹ thuật tư duy
  • Tìm giải pháp thông qua sự kiện Kaizen
  • Kỹ thuật ngăn ngừa lỗi Poka-Yoke
  • Cải tiến năng suất với lý thuyết giới hạn
  • Cải tiến năng suất với cân bằng chuyền
  • Cải tiến năng suất với phương pháp chuyển đổi nhanh
  • Thiết kế giải pháp tối ưu
    • Thiết kế thực nghiệm
    • Hồi quy bền mặt
    • Thiết kế bền vững
  • Lựa chọn giải pháp dựa tiêu chí
    • Ma trận Pugh
    • Ma trận ra quyết định dựa tiêu chí
    • Quy trình phân tích thứ bậc
    • Kỹ thuật bầu chọn
    • Kỹ thuật benchmarking

Phần IX

Kiểm soát quy trình (Control)

Chương 11 - Các phương pháp kiểm soát quy trình

  • Kiểm soát đặc tính quy trình
  • Kế hoạch kiểm soát
  • Biểu đồ kiểm soát
  • Tiêu chuẩn hóa quy trình
  • Chỉ số KPIs phổ biến
  • Tiêu chuẩn hóa công việc
  • Hệ thống kanban
  • Quản lý trực quan
  • Thiết kế quy trình theo LSS

Phần X

Các dự án DMAIC

Chương 12 - Loại bỏ lỗ hổng vết nứt trên bề mặt sản phẩm

  • Xác định vấn đề (Define)
    • Mô tả dự án
    • Định nghĩa vấn đề
    • Đặc tính chất lượng quan trọng (CTQ)
    • Mục tiêu cải tiến
    • Quy trình sản xuất tổng quát và Phạm vi dự án (SIPOC)
    • Phân tích nhu cầu những người liên quan (Stakeholder Analysis)
    • Lựa chọn thành viên tham gia dự án (Ma trận RAIC)
    • Biểu đồ Gantt
    • Bảng tóm tắt dự án (Project Charter)
  • Đo lường vấn đề (Measure)
    • Xác định kích thước mẫu
    • Kế hoạch lấy mẫu
    • Phân tích hệ thống đo lường
    • Ước lượng cấp độ chất lượng Sigma và DPMO
    • Thiết lập mục tiêu mới
  • Phân tích nguyên nhân gốc rễ (Analyze)
    • Thảo luận dạng viết (Brainwriting)
    • Biểu đồ xương cá (Fishbone diagram)
    • Ma trận nguyên nhân và hậu quả (Cause and Effect Matrix)
    • Hồi quy logistics đa biến (Multivariate Logistic Regression)
  • Cải tiến quy trình (Improve)
    • Sự kiện Kaizen
    • Thiết kế thực nghiệm - DOE
  • Kiểm soát quy trình (Control)
    • Phân tích năng lực quy trình trước và sau cải tiến
    • Phân tích hành vi sai hỏng và hậu quả (FMEA)
    • Kế hoạch kiểm soát
    • Tiêu chuẩn hóa công việc
    • Biểu đồ kiểm soát cho đặc tính chất lượng quan trọng (Control Chart)
  • Kết luận

Chương 13 - Các dự án khác

Phần XI

Triển khai tổ chức LSS tại doanh nghiệp

Chương 14 - Những yếu tố thành công và trở ngại

  • Cam kết từ lãnh đạo cấp cao
  • Sự tham gia của toàn bộ nhân viên
  • Đo lường và theo dõi kết quả cải tiến
  • Quản lý sự thay đổi hiệu quả

Chương 15 - Kế hoạch và lộ trình triển khai LSS tại doanh nghiệp

  • Xác định mục tiêu cải tiến cụ thể
  • Lập kế hoạch triển khai từng bước
  • Phân bổ nguồn lực cần thiết
  • Thời gian thực hiện và đánh giá tiến độ

Chương 16 - Xây dựng cơ cấu tổ chức phù hợp

  • Định nghĩa vai trò và trách nhiệm trong tổ chức
  • Thiết lập các nhóm cải tiến đa chức năng
  • Chỉ định người lãnh đạo cho mỗi dự án LSS

Chương 17 - Đào tạo và huấn luyện

  • Chương trình đào tạo LSS cho nhân viên
  • Huấn luyện kỹ năng phân tích và cải tiến quy trình
  • Tạo điều kiện cho việc chia sẻ kiến thức trong tổ chức

Chương 18 - Xây dựng văn hóa cải tiến

  • Khuyến khích tinh thần sáng tạo và cải tiến
  • Tạo môi trường làm việc thoải mái và hỗ trợ
  • Ghi nhận và thưởng cho những sáng kiến cải tiến

Chương 19 - Đồng bộ các hệ thống quản lý khác của doanh nghiệp

  • Liên kết LSS với các hệ thống quản lý chất lượng khác
  • Đảm bảo tính nhất quán trong các quy trình và chính sách
  • Thúc đẩy hợp tác giữa các bộ phận

Chương 20 - Đồng bộ Kỹ thuật số và công nghiệp 4.0

  • Ứng dụng công nghệ số trong quy trình LSS
  • Tích hợp tự động hóa và phân tích dữ liệu
  • Đào tạo nhân viên về công nghệ mới và đổi mới sáng tạo

Phần Tài liệu tham khảo

  • Bài tạp chí khoa học
  • Sách
  • Index
  • Phụ lục
    • Bảng tóm tắt thống kê cơ bản
    • Bảng tóm tắt các phương pháp LSS
    • Bảng tóm tắt R cho phương pháp LSS
    • Biểu mẫu LSS đính kèm
touch_app

Lean Pracitioner

Trở thành người tiên phong và chuyên gia cải tiến quy trình sản xuất tinh gọn.

Danh cho mọi người

Người học sẽ được trang bị kiến thức và kỹ năng để cải thiện hiệu quả vận hành của tổ chức, cung cấp các giải pháp cho các vấn đề liên quan tới quy trình như năng suất và chất lượng, và hiểu rõ triết lý quản lý Lean.

Nội dung chi tiết
touch_app

Green Belt

Ứng dung tốt các phương pháp Lean Six Sigma, tự tin và dẫn dắt dự án cải tiến.

Đã đi làm ít nhất 1 năm

Người học đai xanh có khả năng áp dụng Lean Six Sigma, nhận diện tiềm năng cải tiến, tối ưu hóa quy trình với DMAIC, khám phá nguyên nhân gốc rễ, và dẫn dắt dự án cải tiến với sự tham gia từ nhiều bộ phận.

Nội dung chi tiết
touch_app

Black Belt

Thông thạo hầu hết các phương pháp Lean Six Sigma, dẫn dắt và quản lý dự án cải tiến.

Đã đi làm ít nhất 2 năm

Người học đai đen sẽ nắm vững các phương pháp Lean Six Sigma, tối ưu hóa quy trình với DMAIC, mô hình hóa quy trình bằng Thiết Kế Thực Nghiệm, dẫn dắt dự án cải tiến và điều hành nhóm để đạt kết quả tốt nhất cho tổ chức.

Nội dung chi tiết