5 Core Tools Enhancing Process Efficiency & Effectiveness

Khóa học “5 Core Tools” sẽ giúp bạn nắm vững các công cụ cốt lõi trong quản lý chất lượng, từ đó nâng cao hiệu quả và năng suất trong sản xuất, đáp ứng tiêu chuẩn IATF 16949.

5 Core Tools bao gồm APQP, PPAP, FMEA, MSA và SPC – các công cụ giúp doanh nghiệp đảm bảo sản phẩm đạt chuẩn chất lượng và quy trình vận hành hiệu quả.

APQP. Hoạch định Chất lượng Sản phẩm Nâng cao (Advanced Product Quality Planning)

APQP là quy trình giúp nhà sản xuất chứng minh khả năng thiết kế và sản xuất sản phẩm phù hợp với yêu cầu của khách hàng. Với mục tiêu giao tiếp hiệu quả, hoàn thành các nhiệm vụ đúng hạn, giảm thiểu vấn đề chất lượng và hạn chế rủi ro, APQP trở thành công cụ không thể thiếu trong quản lý chất lượng.

Quy trình APQP bao gồm các giai đoạn:

  • Tiền hoạch định hoặc xác định đầu vào (Pre-planning or Input)
  • Lập kế hoạch và định nghĩa (Planning and Definition)
  • Thiết kế và phát triển sản phẩm (Product Design and Development)
  • Thiết kế và phát triển quá trình sản xuất (Process Design and Development)
  • Xác nhận sản phẩm và quy trình sản xuất (Product and Process Validation)
  • Đánh giá phản hồi và hành động khắc phục (Feedback Assessment and Corrective Actions)

FMEA. Phân tích Sai lỗi và Tác động (Failure Mode and Effects Analysis)

FMEA là công cụ phân tích rủi ro quan trọng, giúp xác định, ưu tiên và giảm thiểu các rủi ro liên quan đến lỗi trong thiết kế hoặc sản xuất. FMEA có hai loại chính:

  • FMEA Thiết kế (DFMEA): Tập trung vào việc dự đoán lỗi có thể xảy ra trong giai đoạn thiết kế sản phẩm.
  • FMEA Quy trình (PFMEA): Đánh giá lỗi tiềm ẩn trong quá trình sản xuất.

Các thuật ngữ quan trọng trong FMEA:

  • Mức độ nghiêm trọng (Severity): Mức độ tác động của lỗi đối với sản phẩm hoặc khách hàng.
  • Khả năng xảy ra (Occurrence): Xác suất một lỗi xảy ra, thường dựa trên dữ liệu hoặc kinh nghiệm.
  • Khả năng phát hiện (Detection): Đánh giá khả năng phát hiện lỗi trước khi sản phẩm đến tay khách hàng.

Dựa trên các yếu tố này, số ưu tiên rủi ro (Risk Priority Number - RPN) được tính toán để xác định các hành động giảm thiểu rủi ro cần thiết.

MSA. Phân tích Hệ thống Đo lường (Measurement System Analysis)

MSA tập trung vào việc đánh giá sự biến thiên trong quá trình đo lường, đảm bảo độ chính xác và tin cậy của hệ thống đo. Năm thông số được phân tích trong MSA bao gồm:

  • Độ lệch (Bias)
  • Độ tuyến tính (Linearity)
  • Độ ổn định (Stability)
  • Độ lặp lại (Repeatability)
  • Độ tái lập (Reproducibility)

Các chỉ số như "Phần trăm lỗi so với dung sai" và "Phần trăm lỗi đối với biến thể" là tiêu chí chính để đánh giá hiệu quả của hệ thống đo lường.

SPC. Kiểm soát Quá trình bằng Công cụ Thống kê (Statistical Process Control)

SPC là phương pháp kiểm soát chất lượng thông qua các công cụ thống kê, giúp giám sát và tối ưu hóa quy trình sản xuất. Hai công cụ chính của SPC gồm:

  • Phân phối chuẩn (Normal Distribution): Đường cong hình chuông biểu thị tần suất xuất hiện của đặc tính được đo, với giá trị trung bình nằm ở giữa.
  • Biểu đồ kiểm soát (Control Chart): Giúp nhận diện xu hướng và điều chỉnh quy trình để giảm thiểu lãng phí và sai sót.

PPAP. Quy trình Phê duyệt Sản xuất Sản phẩm (Production Part Approval Process)

PPAP là quy trình xác nhận sản phẩm đáp ứng các yêu cầu thiết kế và quá trình sản xuất có thể duy trì chất lượng đó. Kết quả của PPAP là một hồ sơ tài liệu (PPAP package), được nhà cung cấp và khách hàng phê duyệt.

Các yếu tố chính trong PPAP bao gồm:

  • Đảm bảo hiểu rõ yêu cầu của khách hàng.
  • Đánh giá sản phẩm và quy trình sản xuất.
  • Xác nhận khả năng sản xuất sản phẩm đáp ứng tiêu chuẩn một cách liên tục.
Sau khóa học này, người học sẽ có khả năng:
  • Hiểu rõ bản chất và cách áp dụng của từng công cụ trong thực tế.
  • Đáp ứng các yêu cầu của tiêu chuẩn IATF 16949.
  • Phân tích, kiểm soát và cải tiến chất lượng sản phẩm cũng như quy trình sản xuất.
Lợi ích của chương trình:
  • Trang bị kiến thức chuyên sâu về 5 Core Tools.
  • Học cách triển khai các công cụ trong nhà máy sản xuất.
  • Cải thiện năng suất và giảm thiểu lỗi trong sản phẩm.
  • Chứng chỉ hoàn thành khóa học.
  • Chứng chỉ hoàn thành dự án cải tiến theo phương pháp 5 Core Tools.
Hình Thức Đăng ký

5 Core Tools - IATF 16949

Chương Trình & Chứng Chỉ Chuẩn Quốc Tế: ISO18404 & ISO13053 & ISO21001

Thời lượng [08-24h] - Ngôn ngữ [Việt-Anh] - Online - Offline
Học Phần
Nội Dung
Phần 1 - APQP (Hoạch định chất lượng sản phẩm nâng cao)
  • Giới thiệu tổng quan về quy trình APQP
  • Các yêu cầu của IATF 16949 đối với APQP
  • Những giai đoạn chính trong quy trình APQP
  • Hướng dẫn triển khai chi tiết từng giai đoạn trong APQP
  • Các bước xây dựng kế hoạch kiểm soát chất lượng
  • Hướng dẫn thiết lập kế hoạch kiểm soát chất lượng hiệu quả
  • Bài tập thực hành áp dụng APQP trong thực tế
Phần 2 - PPAP (Quy trình phê duyệt sản phẩm sản xuất)
  • Khái niệm PPAP là gì?
  • Các yêu cầu theo IATF 16949 đối với PPAP
  • Những yêu cầu cần thiết trong quy trình PPAP
  • Các mức độ đệ trình PPAP cần thiết
  • Những trường hợp yêu cầu đệ trình PPAP và các tình trạng liên quan
  • Bài tập thực hành với quy trình PPAP
Phần 3 - FMEA (Phân tích các chế độ lỗi và tác động)
  • Giới thiệu về FMEA và tầm quan trọng của nó
  • Các loại FMEA phổ biến
  • Quy trình thực hiện phân tích FMEA
  • Đánh giá các yếu tố Severity, Occurrence, và Detection
  • Cách hoàn thành bảng phân tích FMEA
  • Thực hành lập bảng PFMEA
  • Áp dụng FMEA trong thực tế tại các nhà máy sản xuất
Phần 4 - MSA (Phân tích hệ thống đo lường)
  • MSA là gì và vai trò của nó trong kiểm soát chất lượng
  • Các yêu cầu của IATF 16949 đối với MSA
  • Khái niệm cơ bản trong MSA
  • Các phương pháp phân tích hệ thống đo lường (Bias, Stability, Linearity) – Bài tập thực hành
  • Phương pháp phân tích hệ thống đo lường (GR&R) – Bài tập thực hành
  • Phương pháp phân tích hệ thống đo lường (Kappa) – Bài tập thực hành
  • Áp dụng MSA trong quy trình sản xuất thực tế tại nhà máy
Phần 5 - SPC (Kiểm soát quá trình thống kê)
  • Khái niệm SPC là gì?
  • Các yêu cầu của IATF 16949 đối với SPC
  • Giới thiệu các khái niệm cơ bản trong SPC
  • Các bước triển khai quy trình SPC hiệu quả
  • Cách thức đọc và phân tích biểu đồ kiểm soát (8 nguyên tắc cơ bản)
  • Hướng dẫn thiết lập các loại biểu đồ kiểm soát (X̅-R chart, X̅-S chart, X-MR chart, X̃-R chart) – Bài tập thực hành
  • Hướng dẫn thiết lập các biểu đồ kiểm soát (p-chart, c-chart, np-chart, u-chart) – Bài tập thực hành
  • Phân tích và tính toán năng lực quá trình (Cp, Cpk, Pp, Ppk) – Bài tập thực hành
  • Thực hành tính năng lực quá trình trong sản xuất
  • Áp dụng SPC vào quy trình sản xuất tại nhà máy
touch_app

Lean Pracitioner

Trở thành người tiên phong và chuyên gia cải tiến quy trình sản xuất tinh gọn.

Dành cho mọi người

Người học sẽ được trang bị kiến thức và kỹ năng để cải thiện hiệu quả vận hành của tổ chức, cung cấp các giải pháp cho các vấn đề liên quan tới quy trình như năng suất và chất lượng, và hiểu rõ triết lý quản lý Lean.

Nội dung chi tiết
touch_app

Green Belt

Ứng dụng tốt các phương pháp Lean Six Sigma, tự tin và dẫn dắt dự án cải tiến.

Đã đi làm ít nhất 1 năm

Người học đai xanh có khả năng áp dụng Lean Six Sigma, nhận diện tiềm năng cải tiến, tối ưu hóa quy trình với DMAIC, khám phá nguyên nhân gốc rễ, và dẫn dắt dự án cải tiến với sự tham gia từ nhiều bộ phận.

Nội dung chi tiết
touch_app

Black Belt

Thông thạo hầu hết các phương pháp Lean Six Sigma, dẫn dắt và quản lý dự án cải tiến.

Đã đi làm ít nhất 2 năm

Người học đai đen sẽ nắm vững các phương pháp Lean Six Sigma, tối ưu hóa quy trình với DMAIC, mô hình hóa quy trình bằng Thiết Kế Thực Nghiệm, dẫn dắt dự án cải tiến và điều hành nhóm để đạt kết quả tốt nhất cho tổ chức.

Nội dung chi tiết