P19. Phương Pháp Tính OEE Trong Lĩnh Vực Sản Xuất Giày

Tóm tắt: OEE, overall equipment effectiveness, là một thuật ngữ cũng như thông số phổ biến trong Lean và TPM (total productive maintenance). Phương pháp tính OEE khá là tổng quát với kết quả từ tích 3 thành phần – Availability (thời gian), Quality (chất lượng), và Performance (hiệu quả vận hành)[1]. Chính vì sự tổng quát này, tôi muốn chia sẻ phương pháp tính OEE được ứng dụng cụ thể cho chuyền sản xuất giày/dép, bao gồm công đoạn Cắt + May + Lắp ráp.

Abstract: OEE, overall equipment effectiveness, is an ubiquitous terminology as a metric in Lean and TPM (total productive maintenance). Methodology for calculating OEE is pretty general with the rusult of production of 3 components – Availability, Quality, and Performance [1]. Because of the generality, I want to share the way to calculate the OEE that is applied specifically in footwear production lines, including Cutting + Stitching + Assembling.

OEE là gì?

OEE (overall equipment effectiveness) là thuật ngữ và là thông số rất phổ biến trong bảo trì năng suất toàn diện (Total Productive Maintenance). OEE được dùng để đo lường hiệu quả hoạt động (effectiveness) của một thiết bị (equipment) một cách tổng thể (overall) thông qua cả 3 mặt nguồn lực– thời gian, chất lượng, và tốc độ vận hành – và qua đó giúp chỉ ra các vùng cơ hội để cải tiến.

Mô hình OEE

  • Availability, tạm dịch là tỷ lệ hữa dụng, đo lượng tổn thất thời gian vận hành (downtime)

Availability = (Thời gian hoạt động thực tế)/(Thời gian chạy máy theo kế hoạch) x 100%

  • Quality, tạm dịch là tỷ lệ chất lượng, đo lượng tổn thất chất lượng

Quality = (Tổng sản phẩm đạt chất lượng)/(Tổng sản phẩm sản xuất) x 100%

  • Performance, tạm dịch là tỷ lệ hiệu suất, đo lượng tổn thất tốc độ vận hành

Performance = (Tổng sản phẩm sản xuất)/(Thời gian chạy máy thực tế x công suất thiết kế) x 100%

  • Overall Equipment Effectiveness (OEE), tạm dịch là hiệu quả sử dụng thiết bị tổng thể, đo lường hiệu quả hoạt động (effectiveness) của một thiết bị (equipment) một cách tổng thể (overall)

OEE= Availability x Quality x Performance

Phương pháp tính OEE cho chuyền sản xuất trong lĩnh vực giày/dép

Công thức OEE được thiết kế thuần túy cho việc tính hiểu quả hoạt động của một máy và được sử dụng phổ biến trong các lĩnh vực sản xuất tự động cơ khí hóa cao. Vì vậy OEE cần phải được điều chính và linh hoạt thay đổi cho phù hợp với lĩnh vực sản xuất giày/dép như mô hình sau:

OEE calculation
OEE calculation

Mô hình tính

Tỷ lệ hữa dụng (Avaiability): là tỷ số giữa thời gian sản xuất thực tế và thời gian mà chuyền sản xuất được lên kế hoạch (bao gồm thời gian tăng ca)

Availability = (Thời gian sản xuất thực tế)/(Thời gian sản xuất theo kế hoạch) x 100%

Tỷ lệ chất lượng (Quality): là tích của RFT (Right First Time) của các công đoạn Cắt, May, và Lắp Ráp

Quality= (Tổng sản phẩm hạng A)/(Tổng sản phẩm kiểm tra) x 100%

Tỷ lệ năng suất (Performance): là tỷ số giữa hiệu quả sản xuất thực tế tạo ra sản phẩm theo giờ (bao gồm cả hàng lỗi) và thời gian sản xuất thực tế:

Performance = (Hiệu quả sản xuất thực tế theo giờ)/(Thời gian sản xuất thực tế) x 100%

Và Hiệu quả sản xuất tổng thể (OEE) : là tích của các thông số trên:

OEE=Availability x Quality x Perforamnce

Ứng dụng

Để nắm rõ cách sử dụng mô hình tinh OEE trên, bạn đọc có thể tham khảo bảng tính OEE bằng cách gửi email tới lean6sigmahelper.com. Ngoài ra, kết quả các thông số của OEE nên được trực quan hóa như biểu đồ minh họa sau:

OEE Measurement
OEE Measurement

Một cách để diễn giải ý nghĩa của biểu đồ OEE của chuyền như sau:

Avaiability = 97%: nguôn lực về mặt thời gian được tận dụng 97% và 3% còn lại là khoảng thời gian chết (tất nhiên con số này là không đúng có thể lớn hơn rất nhiều, chỉ mang tính trình bày và minh họa là chủ yếu)

Quality = 90%: cứ 100 đồi vào chuyền cắt thì chỉ có 90 đôi được chứng nhận loại A về chất lượng, hoặc cứ 100 tiếng được dung để sản xuất thì 10 tiếng là lãng phí do các vấn đề về chất lượng

Performance = 102%: chỉ ra rằng tốc độ sản xuất của chuyền vướt mục tiêu 2% về mặt thời gian. Một cách chi tiết, chỉ số này được tính (xem file Excel đính kèm) như ví dụ sau:

  • Mục tiêu là 220 đôi/giờ với chất lượng loại A của chuyền trong tổng thời gian sản xuất thực tế (bao gồm tăng ca và sau khi trừ đi các thời gian ước lượng về lãng phí và downtime) là 198 giờ.
  • Thực tế, chuyền sản xuất cũng báo cáo là sản xuất được 39,764 đôi trong tháng 1, vậy thời gian mà chuyền đã sản xuất đạt chất lượng theo mục tiêu 220 đôi/giờ là:

Thời gian sản xuất loại A = (Sản lượng mục tiêu của chuyền)/(Sản lượng đạt được Loại A) = (220 đôi/giờ)/(39,764 đôi/tháng1 ) = 180.7455 giờ

  • Và QIP cũng báo cáo RFT là 90% (Cắt + May + Lắp Ráp), vậy thời gian thực sự mà chuyền đã thực hiện sản xuất là:

Hiệu quả sản xuất theo giờ = (Thời gian sản xuất loại A)/Quality = (180.7455 giờ)/(90% ) = 200 giờ

  • Cuối cùng:

Performance = (Hiệu quả sản xuất theo giờ)/(Thời gian sản xuất thực tế) = 200/198 ≈ 102%

Vị vậy, với trường hợp này thì mục tiêu 220 đôi/giờ là không phù hợp nữa.

Để kết thúc, bạn đọc hay xem xét Performance và OEE sẽ thay đổi như thế nào khi thay đổi mục tiệu như sau:

Mục tiêu (đôi/giờ) Performance OEE
220 102% 89%
230 97% 85%
240 93% 81%
250 89% 78%

Tài liệu tham khảo

[1] Pyzdek, T. and Keller, P.A. (2010). The SIX SIGMA HANDBOOK: A Complete Guide for Green Belts, Black Belts, and Managers at All level. The McGraw-Hill Companies

Tham gia chương trình: Lean Six Sigma

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *