P20. Các Chỉ Số KPIs Thông Dụng Trong Lĩnh Vực Sản Xuất Giày

Tóm tắt: Nếu bạn muốn duy trì, phát triển và cải tiến một quy trình vận hành nào đó thì trước tiên bạn phải biết quy trình đó đang hoạt động hiệu quả ở mức độ nào so với các mục tiêu được đề ra. Là người kỹ sư quá trình hay người quản lý chuyền sản xuất giày/dép, bạn hẳn sẽ quen thuộc với các chỉ số đo lường hoạt động trọng yếu (key performance indicators) sau đây, nếu không, thì một trong số chúng là kiến thức mới cho bạn.

Abstract: If you want to maintain, develop and improve an operational process, firstly you have to know how well the process is operated in comparison to the enacted targets. If you are an process engineer or footwear production line leader, you probably are very familiar with the following Key Performance Indicators, if not, some of them are your new knowledge.

TT-Takt Time

Takt time chính là nhịp độ sản xuất mà thời gian xử lý (cycle time) của mọi công đoạn trong chuyền cần phải bằng hoặc ít nhất là thấp hơn với TT để đảm bảo sản lượng mục tiêu. Ngoài ra, thông số này cũng đóng vai trò quan trọng trong cần bằng chuyền.

TT = \frac{ThoiGianLamViecThucTe}{TongSanLuongYeuCau}

Trong đó:

  • Thời gian làm việc thực tế: là thời gian làm việc được lên kế hoạch sau khi trừ đi khoảng thời gian nghĩ trưa, họp cố định, ngừng chuyền có kế hoạch.
  • Tổng sản lượng yêu cầu: là sản lượng mục tiêu được lên kế hoạch sản xuất

Ví dụ: trên thực tế, TT có thể được tình cho một chuyền sản xuất theo giờ và sản lượng mục tiêu theo giờ đó, ví dụ 200 đôi/giờ. Vậy TT trong trường hợp này sẽ là 18 giây một đôi hay nói cách khác chuyền phải sản xuất với nhịp độ là 18s/đôi để bắt kịp với nhu cầu sản xuất.

TT = \frac{3600}{200} = 18(s/pair)

PPH-Pairs Person Hours

PPH (pairs per person per hour) là chỉ số phổ biến nhất được dùng để đo năng suất của chuyền. Thông số thể hiện số lượng đôi được sản xuất trên mỗi người và mỗi giờ. Ngoài ra, thông số này được dùng để so sánh năng suất của các chuyền khác nhau.

PPH = TongSanLuong/SoGiaSanXuat/SoNguoi

Trong đó:

  • Tổng sản lượng: là tổng sản lượng (đạt chất lượng) đã được sản xuất
  • Số giờ sản xuất: số giờ thực hiện sản xuất của chuyền
  • Số người: tổng số người mà chuyền sử dụng

RFT-Right First Time

RFT là phần trăm sản phẩm sản xuất đạt chất lượng ngay từ đầu.

RFT = \frac{HangA}{SoLanKiem}*100

Trong đó:

  • Hàng A: Sản phẩm đạt chất lượng loại A hay loại tốt nhất
  • Số lần kiểm: tổng số sản phẩm được kiểm tra chất lượng

LLER-Lean Line Efficiency Rate

LLER chính là tỷ lệ giữa số người trên chuyền thực tế so với số người lý thuyết. Tỷ lệ này thể hiện mức độ hiệu quả cân bằng và sử dụng nguồn lực nhân sự của chuyền.

LLER = \frac{SoNguoiLyThuyet}{SoNguoiThucTe}*100

Trong đó:

SoLuongLyThuyet = \frac{TongCycleTime}{TalkTime}
  • Số người thực tế: là số người tham gia sản xuất trên chuyền
  • Số người lý thuyết: là số người được tính toán từ công thức trên

VAR-Value Added Rate

VAR là tỷ lệ hoạt động tạo giá trị gia tăng trong hoạt động sản xuất của chuyền

VAR = \frac{TongCycleTime}{MLT} * 100

Trong đó:

  • Tỏng Cycle Time: là tổng thời gian xử lý các công đoạn trong chuyền sản xuất
  • MLT-Manufacturing lead time: là khoảng thời gian từ lúc vật liệu đầu tiên được gia công sản xuất cho đến hình thành sản phẩm đâu tiên của chuyền

OEE-Overall Equipment Effectiveness

OEE, overall equipment effectiveness, là một thuật ngữ cũng như thông số phổ biến trong Lean và TPM (total productive maintenance). Phương pháp tính OEE khá là tổng quát với kết quả từ tích 3 thành phần – Availability (thời gian), Quality (chất lượng), và Performance (hiệu quả vận hành). Để tham khảo cách thức áp dụng OEE vào một chuyền sản xuất, bạn đọc tham khảo: Phương Pháp Tính OEE Trong Lĩnh Vực Sản Xuất Giày

Ngoài ra, tuy theo nhu cầu riêng biệt của mỗi nhà máy mà các chỉ số KPIs có thể khác nhau về cách tính và diễn giải nhưng điều xoay quanh những nội dung như vậy.

Tham gia chương trình: Lean Six Sigma

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *