P18. Các Cấp Độ Tư Duy

Tóm tắt: Chu trình cải tiến DMAIC [Define (Xác định), Measure (Đo lường), Analyze (Phân tích), Improve (Cải thiện), Control (Kiểm soát)] mô tả các bước cải tiến quy trình một cách có hệ thống theo phương pháp Six Sigma. Song song với cách tiếp cận DMAIC, cách thức quan sát, ghi nhớ, nhìn nhận, tìm hiểu và tư duy về vấn đề cũng là mấu chốt quyết định sự thành công trong triển khai dự án cải tiển cũng như tránh việc áp dung DMAIC một cách máy móc. Mộ hình năng lực tư duy của Benjamin Bloom sẽ giúp bạn đọc xác định quy trình tư duy và mức độ tư duy vấn đề sâu được đến đâu.

Abstract: DMAIC (Define, Measure, Analyze, Improve, Control) approach describes systematically the sequenced steps in process improvements according to Six Sigma methodology. In combination with DMAIC approach, the way to observe, recall, and understand the problem is also vital for the success of DMAIC implementation as well as avoiding the application as the rote. Bloom’s Revised Taxanomy model will enable readers to know the understanding process and measure how depth the understanding about the problem.

Mô hình Bloom’s Revised Taxanomy

Năm 1956, Benjamin Bloom đề xuất mô hình phân loại cấp độ tư duy cho tronh lĩnh vực giáo dục. Bảng phân loại của Bloom được sử dụng để đánh giá múc độ tư duy về một vấn đề cụ thể thông qua 6 cấp độ như sau:

Blooms Revised Taxonomy
Blooms Revised Taxonomy
  1. Nhớ (Remembering): là năng lực nhớ lại các điều đặc biệt hoặc tổng quát, trọn vẹn hoặc một phần các quá trình, các dạng thức, cấu trúc…
  2. Hiểu (Understanding): là năng lực nắm được ý nghĩa của thông tin, thể hiện qua khả năng diễn giải, suy diễn, liên hệ.
  3. Vận dụng (Applying): là năng lực vận dụng các thông tin hiểu biết được vào những hoàn cảnh mới, tình huống mới, điều kiện mới, giải quyết các vấn đề đặt ra.
  4. Phân tích (Analyzing): là năng lực chia thông tin thành nhiều thành tố để biết được các mối quan hệ nội tại và cấu trúc của chúng.
  5. Đánh giá (Evaluating): là năng lực đưa ra nhận định, phán quyết về giá trị thông tin, vấn đề, sự vật, hiện tượng theo một mục đích cụ thể.
  6. Sáng tạo (Creating): là năng lực tạo ra cái mới từ những cái đã biết, xác lập thông tin, sự vật mới trên cơ sở những thông tin, sự vật đã có, do đó nó là nấc thang cao.

Qua đó, bạn đọc có thể thấy sự nhất quán giữa tư duy của mô hình Bloom’s Revised Taxanomy và phương pháp luận của DMAIC. Như vậy, đối với các vấn đề về quản lý sản xuất và vận hành, người cải tiến quá trình không chỉ nắm rõ phương pháp giải quyết vấn đề DMAIC, mà lối tư duy cũng cần có hệ thống, cụ thế là theo mô hình 6 cấp độ tư duy mà Bloom đề xuất.

Nguồn tham khảo: Bạn tư duy vấn đề sâu được đến đâu?

Tham gia khóa học: Lean Six Sigma

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *